Theo Phó cục trưởng Cục Việc làm (Bộ Lao động Thương binh và Xã hội) – Nguyễn Thị Hải Vân, kinh tế khó khăn nhưng cơ hội việc làm vẫn mở ra ở nhiều ngành nghề trong năm 2013. Kết quả điều tra cho thấy các ngành có nhu cầu lớn là chế biến gỗ, sản xuất trang phục, chế biến thực phẩm, bán lẻ, công nghệ thông tin, điện, điện tử… Doanh nghiệp cũng có nhu cầu tuyển dụng với các ngành kỹ thuật bậc trung như kỹ sư cơ khí, chế tạo…

Những nhóm ngành cơ khí, điện tử, bán hàng, marketing đang có nhu cầu lớn nhưng nhiều doanh nghiệp khó tuyển dụng, đặc biệt là lao động có trình độ, kinh nghiệm, kỹ năng mềm.

Theo Phó cục trưởng Cục Việc làm (Bộ Lao động Thương binh và Xã hội) – Nguyễn Thị Hải Vân, kinh tế khó khăn nhưng cơ hội việc làm vẫn mở ra ở nhiều ngành nghề trong năm 2013. Kết quả điều tra cho thấy các ngành có nhu cầu lớn là chế biến gỗ (Hầm sấy gỗ), sản xuất trang phục, chế biến thực phẩm, bán lẻ, công nghệ thông tin, điện, điện tử… Doanh nghiệp cũng có nhu cầu tuyển dụng với các ngành kỹ thuật bậc trung như kỹ sư cơ khí, chế tạo…

Trao đổi tại buổi tọa đàm trực tuyến về lao động do Cổng thông tin điện tử Chính phủ tổ chức ngày 27/2, bà Vân cho rằng thị trường lao động vẫn có một nghịch lý là việc làm vừa thiếu lại vừa thừa, các ngành có nhu cầu tuyển dụng cao nhưng lại rất khó tìm người. Nguyên nhân là do các chương trình đào tạo trong nhà trường chưa phù hợp với yêu cầu xã hội. “Ví dụ các nghề như chế tạo lò hơi công nghiêp đòi hỏi công tác đào tạo phải có máy móc thiết bị để thực hành nhưng do giá cao nên các trung tâm đào tạo không có điều kiện đầu tư. Do đó, người lao động không được tiếp xúc với thực tiễn, trình độ hạn chế”, bà Vân dấn chứng.

Về vấn đề này, ông Vũ Quang Thành, Phó giám đốc Trung tâm giới thiệu việc làm Hà Nội cũng cho biết, các nhóm ngành kinh tế, kế toán tài chính đang thực sự dư thừa lao động. Đánh giá trên được đưa ra dựa trên kết quả hoạt động của các sàn giao dịch việc làm và kết quả của nhiều nhóm nghiên cứu. “Nhóm ngành này trong tương lai gần sẽ có sự thay đổi, chuyển dịch lao động lớn”, ông Thành dự đoán.

Vị này cũng cho biết, những nhóm ngành cơ khí, điện tử, bán hàng, marketing đang có nhu cầu lớn nhưng nhiều doanh nghiệp gặp khó trong việc tuyển dụng, đặc biệt là lao động có trình độ, kinh nghiệm, kỹ năng mềm.

Riêng Bắc Ninh, một trong những tỉnh phát triển nhiều khu công nghiệp quy mô tại miền Bắc, ông Đỗ Thanh Quang – Phó giám đốc Sở Lao động Thương binh Xã hội tỉnh cho biết, thế mạnh là lao động các ngành điện, điện tử, tự động hóa… Còn những ngành truyền thống như mộc, cơ khí, sản xuất sắt thép… gặp nhiều khó khăn trong việc tuyển dụng lao động.

Nhận định chung về thị trường việc làm trong năm 2013, bà Vân cho rằng các tỉnh phía Nam như Đồng Nai, TP HCM, Bình Dương chắc chắn nhu cầu lao động vẫn rất lớn. Tuy nhiên, theo lãnh đạo Cục Việc làm, không chỉ về số lượng mà ngay cả trình độ, thể lực, thể chất của lao động Việt Nam hiện nay cũng mới chỉ đáp ứng được phần nào yêu cầu của doanh nghiệp.

Còn tại Hà Nội và một số tỉnh phía Bắc, ông Vũ Quang Thành cho rằng, trong năm 2013, thị trường lao động sẽ không có biến động lớn. “Kinh tế còn khó khăn nên việc ổn định nhân sự và việc làm luôn là ưu tiên hàng đầu, chắc chủ yếu dịch chuyển về cơ cấu ngành nghề”

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here