I. Chuẩn bị vận hành nồi hơi đốt than, củi, trấu

  1. Kiểm tra nồi hơi:
  • Kiểm tra các phụ kiện như đồng hồ áp suất , ống thủy, các loại van và tình trạng kỹ thuật bên trong buồng đốt ( không rò rỉ, cong vênh , nứt bể…)
  • Vị trí các van trên nồi hơi đốt than như sau : Van cấp hơi đóng, van xả khí mở (để thoát khí không ngưng), van trên bộ ống thủy luôn luôn mở (chỉ đóng khi bộ ống thủy bị xự cố nứt, vỡ mắt kính), van trên đường ống nước vào bơm và ra bơm phải ở trạng thái mở.
  • Kiểm tra mực nước ống thủy nằm trong phạm vi cho phép (mực đóng và ngắt bơm nước) trước khi vận hành nồi hơi

2. Chuẩn bị đốt:

  • Bồn chứa nước, than đốt lò, dụng cụ cời than chuẩn bị đầy đủ trước khi vận hành lò hơi
  • Trường hợp đốt lò từ đầu: Xếp củi lên ghi lò lẫn với một ít giấy (cho dễ đốt). Điều chỉnh cửa gió ở quạt hút cho phù hợp với quá trình nhóm lò.
  • Trường hợp ủ lò: không cần chuẩn bị nên rút ngắn được thời gian nhóm lò ban đầu.

II. Vận hành nồi hơi đốt than, củi ,trấu…

  1. Kiểm tra hệ thống điện có rò điện không
  2. Mở công tắc tủ điện
  3. Mở quạt hút ở chế độ tay

Trường hợp đốt lò từ đầu

  • Đốt cháy củi một lúc để có than và lò nóng lên, sau đó từ từ rải than phủ lên phía trên, chú ý đừng để tắt hết lửa.
  • Khi than đã bén lửa, bật quạt thổi và chất thêm ít than, củi lên trên
  • Khi than đã cháy mạnh chuyển quạt hút và quạt thổi về chế độ tự động

Trường hợp ủ lò :

  • Sau khi quạt hút mở, theo dõi đống than ủ trong lò để than cháy mạnh lên.
  • Ban đều đống than ủ ra và rải một lớp than phủ lên trên, chú ý đừng để tắt lửa.
  • Khi lớp than mới bén lửa thì bật công tắc quạt hút và quạt thổi về chế độ tự động.
  • Trong quá trình đốt khi thấy hơi thoát ra ở van xả khí một lúc ( khoảng 5 phút), thì đóng van xả khí lại
  • Kiểm tra tất cả thiết bị sử dụng hơi trên đường ống ở trạng thái đóng
  • Mở van hơi chính ra một chút (để sấy sơ bộ đường ống, tránh mở nhanh gây giãn nở đường ống đột ngột). Sau khoảng 2 đến 3 phút thì mở van hơi lớn ra.
  • Giật cưỡng bức van an toàn (kiểm tra xem van có bị kẹt hoặc xì hay không).
  • Theo dõi mực nước ống thủy khi xuống thấp bơm nước có hoạt động không, theo dõi cho đến khi mực nước lên tới vị trí ngắt bơm (theo dõi lần đầu để biết được bơm nước và bu gi, bộ tự động nước hoạt động bình thường)
  • Theo dõi đồng hồ áp lực khi lên tới vị trí cài đặt áp suất cao ( quạt hút và quạt thổi phải ngắt), tương tự khi áp suất giảm tới vị trí cài đặt áp suất thấp ( quạt hút bật lên trước, quạt thổi bật lên sau ).
  • Trong quá trình vận hành nồi hơi không được rời khỏi vị trí làm việc, theo dõi thời gian sử dụng hơi của các thiết bị bên ngoài để cung cấp than vào lò và giữ cho áp suất hơi ổn định. Theo dõi hoạt động của toàn bộ thiết bị của lị hơi để kịp thời xử lý xự cố.

III. Kết thúc vận hành

  • Ngừng lò theo kế hoạch:
  • Gần cuối ca phải giảm dần nhiện liệu đốt cho phù hợp với nhu cầu sử dụng của các thiết bị , sao cho đốt xong lượng than còn lại trong xỉ than là ít nhất, than cháy kiệt.
  • Tắt quạt hút và quạt thổi.
  • Cào toàn bộ xỉ than ra ngoài, rồi mới xịt nước (tránh trường hợp xịt nước trực tiếp vào trong lò gây nguy hiểm và làm hư hỏng các bộ phận của lò)
  • Xả nước cặn đáy lò hơi khoảng 10% lượng nước trong nồi, chú ý bơm nước đặt ở chế độ tự động để bơm lại cho đủ mực nước trong lò.
  • Xả nước cặn ở bầu bugi và ống thủy, mở van xả khí để giảm áp xuất và đóng van hơi chính
  • Ghi chép tình hình vận hành vào sổ bàn giao ca
  • Ngừng lò sự cố theo đúng trình tự ghi trong quy trình xử lý sự cố nồi hơi

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here